Bí quyết để nắm bắt tâm lý nhà đầu tư

Một trong những câu hỏi quan trọng mà doanh nghiệp phải vắt óc trả lời là họ nên đòi vốn góp bao nhiêu từ nhà ở lượt đầu tiên. Qua các chương trình khởi nghiệp trên TV kiểu như Shark Tank, ta biết quá rõ rằng nếu đưa ra con số quá thấp hoặc quá cao đều sẽ làm doanh nghiệp bị mất uy tín trong con mắt của các nhà , khiến việc huy động vốn để kinh doanh trở nên vô cùng khó khăn.

Vì thế tôi khuyến cáo doanh nghiệp không nên bắt đầu cuộc thương thuyết với một con số ‘khủng’ với hy vọng làm cho giao dịch trở nên giá trị hơn hay bắt đầu với một con số nhỏ tí xíu để ghi điểm. Cả hai chiến lược này đều biến bạn thành một kẻ nghiệp dư cần tránh xa, chứ không phải là một nhà kinh doanh sắc sảo đáng để đầu tư.

Hợp lý nhất là đưa ra một con số vừa phải dựa trên nhu cầu thực tế của bạn và phù hợp với khả năng và nguyện vọng của nhà đầu tư. Để biết bao nhiêu là hợp lý, bạn cần trả lời 8 câu hỏi quan trọng sau:

1. Ai là nhà đầu tư tiềm năng của bạn?

Mỗi loại hình đầu tư đều có phạm vi và giới hạn riêng. Chẳng hạn nhà đầu tư thiên thần thường sẽ không xem xét các yêu cầu vượt quá 1 triệu USD. Mặt khác, các tổ chức đầu tư mạo hiểm lại chỉ tìm kiếm những món trên 2 triệu USD. Vì thế trước khi nói chuyện với nhà đầu tư, hãy tìm hiểu kĩ về hạn mức của họ.

2. Bạn đã đạt được những tiến bộ gì trong kinh doanh?

Nếu bạn mới chỉ dừng lại ở ý tưởng mà chưa bắt đầu thì chắc chẳng có ai ngoài bạn bè, người thân và những kẻ ngốc mới muốn rót vốn cho bạn. Muốn được nhà đầu tư thiên thần nào đó ngó ngàng, bạn phải có trong tay sản phẩm mẫu và một số khách hàng thực còn với những nhà đầu tư mạo hiểm thì còn khó nữa vì họ thường sẽ chờ đến khi bạn kiếm được vài triệu đô la doanh thu hoặc vài triệu khách hàng thì mới quyết định có chọn bạn hay không.

3. Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền cho 12-18 tháng tới?

Đây là thời điểm bạn phải dự trù chi phí, giá cả, khối lượng và dòng tiền hết sức tỷ mỷ. Nếu số tiền mà bạn bị âm trong giai đoạn này là 400.000 USD thì bạn phải du di thêm 25% và huy động số vốn đầu tư là 500.000 USD. Và hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ phải giải trình các con số trong mô hình kinh doanh của mình.

4. Bạn có thể biện minh cho việc sử dụng vốn đầu tư?

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ muốn biết kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của bạn và mối liên hệ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Còn nếu chỉ sử dụng nó cho các mục đích bên lề kiểu như trả nợ, mua văn phòng hoặc trả lương cho những người có cổ phần sẽ khó có thể khơi gợi được sự hứng thú.

5. Bạn sẵn lòng san sẻ bao nhiều cổ phần công ty cho nhà đầu tư?

Điều cốt yếu ở đây là xác định giá trị hiện hành của doanh nghiệp bạn (không phải giá trị trong tương lai nhé). Nếu bạn đòi hỏi một số tiền lớn hơn giá trị của công ty mình, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào ‘cắn câu’. Thường thì doanh nghiệp phải có giá trị 2 triệu USD mới huy động được vốn góp của nhà đầu tư thiên thần với tỷ lệ là 20% – tương đương với 500.000 USD vốn đầu tư.

6. Bạn có linh động về điều kiện đầu tư không?

Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ mong nhận được một ghế trong hội đồng quản trị, được tiếp tục có cơ hội đầu tư lần sau, được hưởng những ưu đãi về cổ phiếu và có thể được bảo vệ khỏi việc làm loãng cổ phiếu (anti-dilution). Nếu bạn từ chối những điều kiện này và hoặc tránh bàn luận về chúng, khả năng huy động được số vốn cần thiết của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

7. Bạn có sẵn sàng đồng ý để nhà đầu tư chia giai đoạn góp vốn?

Nhiều nhà đầu tư muốn giảm rủi ro của họ bằng cách chia vốn đầu tư thành nhiều giai đoạn hoặc nhiều đợt, dựa trên các mốc thành tựu cụ thể của doanh nghiệp (doanh nghiệp đạt đến mốc nào thì rót vốn đến mốc đó). Tuy nhiên, điều này sẽ hạn chế khả năng lập kế hoạch dài hạn của bạn hoặc khiến bạn khó lòng xoay chuyển được tình thế trong những trường hợp bất khả kháng.

8. Bạn có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư không?

Các nhà đầu tư thường kỳ vọng có được tỷ suất lợi nhuận gấp 10 lần khi rót vốn vào các doanh nghiệp chưa niêm yết để bù lại cho mức độ rủi ro cao – họ thậm chí dự phòng cả trường hợp mất trắng. Vì thế, cách tốt nhất để chứng minh cho nhà đầu tư thấy họ sẽ luôn có lợi bằng cách đưa ra một chiến lược cho phép nhà đầu tư thoái vốn trong vòng năm năm tới – kiểu như mua lại hoặc cổ phần hóa.

Trong thực tế, sử dụng nguồn vốn của chính mình để kinh doanh là chiến lược mang lại hiệu quả cao nhất vì như thế bạn sẽ không phải chờ đợi hay xin xỏ bất cứ nhà đầu tư nào và tránh được những rắc rối khi có người ngoài tham gia vào công ty mình. Thế nên,hơn 90% doanh nghiệp hiện vẫn đang hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có.

May mắn và hạnh phúc nhất là những doanh nhân gây dựng được doanh nghiệp thành công và sau đó đó thu hút nhiều nhà đầu tư thay vì chờ đợi ai đó rót vốn rồi mới bắt tay vào cuộc.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *